Tiền Columbus Lịch_sử_châu_Mỹ

Cuộc di cư tới châu Mỹ của người Idien cổ

Bản đồ di cư của loài người trong thời kỳ đầu

Cuộc di cư của người Idien cổ là một vấn đề cho các nhà sử học nghiên cứu và thảo luận.[1] Một giả thuyết cho rằng người Idien cổ đã tới Bắc Mỹ qua cầu lục địa Beringia giữa miền Đông SiberiaAlaska từ 17 000 đến 40 000 năm trước đây, khi mực nước biển giảm xuống đáng kể do hậu quả của Băng hà Đệ Tứ.[1] Họ cũng có thể đã đi bộ hoặc dùng thuyền thô sơ để tới bờ biển Nam Mỹ.[2] Bằng chứng cho việc này sau này đã bị nhấn chìm khi nước biển dâng vào cuối kỷ Băng hà.

Các nhà khảo cổ cho rằng những người Idien cổ đã đi qua Beringia vào khoảng từ 16 500 đến 40 000 năm trước đây.[3] Đây cũng là một vấn đề gây tranh cãi. Một số ít cho rằng thời gian mà người Idien cổ đi qua Beringia là cách đây khoảng từ 13 000 đến 16 000 năm.[3][4]

Tạp chí American of Human Genetics có một bài đăng cho biết vào năm 2007, các nhà khoa học đã so sánh DNA ty thể của 86 người bản địa trên toàn Hoa Kỳ với mẫu DNA ty thể của người Indien cổ, và kết quả cho thấy DNA ty thể của người bản địa Hoa Kỳ rất khớp với DNA ty thể của người Idien cổ.[5] Người bản địa tại Alaska (Hoa Kỳ) được cho rằng có một bộ DNA ty thể giống với bộ DNA ty thể của người Siberia.[6][7] Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature cho biết DNA ty thể của xác ướp cổ một người đàn ông trẻ được tìm thấy ở Siberia khớp với 1/3 DNA ty thể của người bản địa Hoa Kỳ.

Ngày 3 tháng 10 năm 2014, hang động Oregon, nơi chứa DNA ty thể của người Idien cổ lâu đời nhất được phát hiện.[8]

Thời kỳ Lithic (trước năm 8000 TCN)

Bài chi tiết: Người Idien cổ

Thời kỳ Lithic hay Giai đoạn Indien cổ là thuật ngữ đề cập đến giai đoạn đầu tiên mà con người sinh sống tại châu Mỹ. Trong thời kỳ này, họ chủ yếu sử dụng công cụ đá là chính.

Thời kỳ Archaic (8000 TCN1000 TCN)

Hàng nghìn năm sau cuộc di cư người Idien cổ đã hình thành một cộng đồng săn bắn hái lượm, và cộng đồng đó có từ thời kỳ Archaic (8000 TCN –1000 TCN).

Một nền văn minh ở thời kỳ Archaic nằm trên bờ biển phía Bắc Peru được gọi là nền văn minh Norte Chico. Đó là nền văn minh lâu đời nhất châu Mỹ. Nó ra đời cùng thời với Ai Cập cổ đại, khoảng thời gian vương quốc Ai Cập được hợp nhất dưới thời vua Narmer và sự ra đời của chữ tượng hình Ai Cập.

Kiến trúc trong thời kỳ này được đánh giá cao. Gò và các tòa nhà cổ bị nhấn chìm dưới biển được coi là một phần của kiến trúc thời kỳ này. Không chỉ có các tòa nhà cổ và các gò cổ, gốm sứ trong thời kỳ này cũng được đánh giá khá cao.

Vai trò của thủy sản rất quan trọng trong kinh tế của nền văn minh Norte Chico.[9]

Cotton là một loại thực vật được trồng tại Peru trong thời kỳ Archaic, cần thiết cho dệt may và làm lưới đánh cá.

Thời kỳ Woodland, văn minh Mesoamericavăn minh Mississipi (1000 TCN800 SCN)

Xã hội tại châu Mỹ vào năm 1000 TCN

  Nông nghiệp đơn giản

  Xã hội nông nghiệp phức tạp (các bộ lạc có thủ lĩnh chỉ huy hoặc các nền văn minh)

Sau khi nền văn minh Norte Chico suy yếu, tại châu Mỹ đã hình thành các nền văn minh khác như Chavin, Nazca, Moche, Huari, Quitus,... ở Tây Andes (Ecuador, PeruBolivia); MuiscaColombia;...

Văn minh Olmec là nền văn minh đầu tiên ở Trung Mỹ, bắt đầu từ khoảng năm 1600 TCN - 1400 TCN và sụp đổ vào năm 400 TCN. Nó được gọi là "nền văn minh mẹ" của các nền văn minh Trung Mỹ. Hệ chữ số Trung Mỹ, lịch Mesoamerica, kiến trúc Trung Mỹ đều bắt đầu từ nền văn minh Olmec.

Nông nghiệp ở Trung Mỹ bắt đầu từ khá sớm. Việc thuần hoá cây ngô (bắp) đã có từ khoảng 7500 đến 12 000 năm trước ở Trung Mỹ. Việc canh tác loại ngô trồng ở đất thấp ở châu Mỹ có từ năm 5100 TCN.[10] Đền đài và trường học bắt đầu xuất hiện ở Trung Mỹ từ lúc đó.

Nền văn minh Olmec sụp đổ vào năm 400 TCN, và nhiều nền văn minh mới hình thành.

Đến thế kỷ XV, ngô bắt đầu trồng ở Mississipi. Nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là khi người châu Âu đến châu lục này.

Các nền văn minh cổ

Cahokia
Bài chi tiết: Văn minh Cahokia

Bắc Mỹ

Pueblo

Người Pueblo là tổ tiên của người bản địa Tây Nam Hoa Kỳ và người bản địa México. Nền văn minh Pueblo nằm ở Arizona, New Mexico, Utah, Colorado (Hoa Kỳ) ngày nay.

Một tấm bia cổ có từ nền văn minh Pueblo

Trung Mỹ

Chichimeca

Chichimeca là tên mà người Tây Ban Nha gọi người Aztec – một đế chế ở Trung Mỹ. Tên gọi này có từ lúc người Tây Ban Nha đến du mục Bắc México.

Haudenosaune
Bài chi tiết: Văn minh Iroquois
Mesoamerica
Zapotec

Nền văn minh Zapotec hình thành vào năm 1500 TCN. Hệ chữ viết của Zapotec bị ảnh hưởng bởi hệ chữ viết Olmec.

Olmec
Bài chi tiết: Văn minh Olmec
Purepecha

Nền văn minh Purepecha có từ năm 1000 ở Trung Mỹ. Purepecha phát triển mạnh từ năm 1100 đến năm 1530. Sau đó, họ đã bị người Aztec chinh phục.

Maya

Bài chi tiết: Văn minh Maya

Nền văn minh Maya kéo dài khoảng 3000 năm. Họ có trình độ cao về thiên văn học, kiến trúctoán học. Họ cũng giỏi về tính toán thời gian và có lịch riêng là lịch Maya. Nền văn minh này sụp đổ cách đây 2000 năm.

Toltec
Bài chi tiết: Văn minh Toltec
Teotihuacan
Bài chi tiết: Văn minh Teotihuacan
Aztec
Bài chi tiết: Đế chế Aztec

Nam Mỹ

Norte Chico
Bài chi tiết: Văn minh Norte Chico
Chavin
Bài chi tiết: Văn minh Chavín
Inca

Nền văn minh Inca đặt tại vùng Andes từ năm 1430 đến 1533. Kiến trúc của nền văn minh này hoàn toàn bằng đá.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_châu_Mỹ http://www.bradshawfoundation.com/journey/ http://www.dsc.discovery.com/news/2008/02/13/berin... http://genographic.nationalgeographic.com/genograp... http://www.physorg.com/news169474130.html http://www.scienceblog.com/community/older/2003/I/... http://ucpress.edu/books/pages/10794.php http://www.insee.fr/fr/themes/tableau.asp?red_id=9... http://www.cia.gov/library/publications/the-world-... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9050871 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC20009